Nhắc đến Sài Gòn chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến một thành phố xa hoa lộng lẫy, và cũng là điểm du lịch mà ai cũng nên ghé đến một lần. Về đặc sản Sài Gòn lại càng đặc sắc vì đây là nơi hội tụ, giao thoa nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau với tất cả những món ngon nổi tiếng của cả nước.Từ những hàng quán vỉa hè đến nhà hàng sang trọng đều mang hương vị đặc biệt khiến mọi người yêu thích. Đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn Sài Gòn đặc sắc và hấp dẫn nhé!
1. Cơm tấm Sài Gòn – Món ăn Sài Gòn phổ biến nhất
Đây có lẽ là món đặc sản Sài Gòn mà chúng ta có thể ăn như bữa ăn chính hằng ngày. Không chỉ là người Việt Nam mà du khách nước ngoài mỗi khi đến Sài Gòn đều muốn thử và rất thích hương vị đặc biệt ngon của cơm tấm, sự kết hợp tuyệt vời giữa các hương vị trong từng miếng thịt thơm ngon.
Gạo để nấu cơm tấm là phần đầu bị vỡ của hạt gạo khi xay cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của cơm tấm so với cơm bình thường. Ăn cùng miếng sườn nướng hoặc gà nướng vị chua ngọt đậm đà, bạn có thể chọn ăn kèm chả hoặc bún. Thông thường “combo” cơm tấm đầy đủ sẽ là cơm tấm sườn bì chả.
Và một yếu tố quan trọng quyết định đến hương vị của món cơm tấm đặc sản Sài Gòn chínhlà nước mắm. Nước mắm được xem là linh hồn của món ăn. Chén nước chấm đủ hương vị tỏi, ớt, được người nấu pha theo công thức “ bí truyền” đã góp phần tạo nên một dĩa cơm tròn vị hơn.
Vốn dĩ là món ăn chỉ dành cho lao động nghèo vì giá hạt gạo tấm rẻ hơn gạo thường. Nhưng giờ đây, nhờ sự kết hợp đặc sắc các hương vị từ thịt, chả, trứng và nước chấm thơm ngon, người dân đã tạo thành đặc sản của Sài Gòn phồn hoa mà ai ai cũng đều yêu thích.
Từ món ăn chỉ dành cho lao động nghèo, cơm tấm đã trở thành đặc sản Sài Gòn nhờ hương vị đặc biệt của mình @SPK
Lưu ngay các địa chỉ bán cơm Tấm ngon Sài Gòn: Cơm sườn Ba Cường (263 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1)
Cơm tấm Minh Long (607 Nguyễn Thị Thập, Quận 7, TP.HCM)
Cơm Tấm Huyền (Hẻm 95 Đinh Tiên Hoàng, P. 3, Q. Bình Thạnh, TP. HCH)
Cơm tấm Ba Há (389 Hưng Phú, Quận 8, TP.HCM)
2. Hủ tiếu Sài Gòn có nhiều hương vị khác nhau
Hủ tiếu là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam, và sự đa dạng khi nấu hủ tiếu chính là điều làm nên hương vị khác biệt của từng nơi. Tại Sài Gòn, có rất nhiều hương vị tủ tiếu khác nhau như: hủ tiếu mực, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu cá, hủ tiếu gõ,…Nhưng chung quy lại hủ tiếu vẫn là một đặc sản Sài Gòn rất được lòng người dân và du khách.
Đến Sài Gòn bạn không thể không thử món hủ tiếu cá mang hương vị của người Hoa. Nguyên liệu chính của hủ tiếu cá là cá lóc tươi được cắt thành từng lát, tô nước lèo ngon ngọt nấu từ xương kết hợp cùng với cải xà lách, ớt, chanh đã tạo nên món hủ tiếu cá đặc biệt đậm đà, thơm ngon.
Nếu Hà Nội có phở thì Thành phố Hồ Chí Minh có hủ tiếu là một đặc sản quen thuộc rất được yêu thích @Cooky
Một phiên bản hủ tiếu khác dành cho các bạn yêu thích hải sản là hủ tiếu mực. Cách nấu hủ tiếu mực cũng giống như hủ tiếu truyền thống nhưng thịt hay cá sẽ được thay thế bởi mực. Đặc biệt, hương thơm và vị ngọt của mực cũng “rất gì và này nọ” nên hủ tiếu mực cũng là một trong những đặc sản Sài Gòn được mọi người yêu thích.
Tiếp theo là Hủ tiếu Nam Vang, tiếng vang của hủ tiếu cũng không cần phải nói đến. Là một trong những món hủ tiếu Sài Gòn được du nhập từ Campuchia, người dân địa phương đã biến hóa và tạo nên nồi nước lèo trong veo, mang vị thanh ngọt đặc trưng của Việt Nam để trở thành đặc sản nức tiếng sài thành.
3. Sủi cảo – đặc sản Sài Gòn xuất phát từ người Hoa
Là nơi có nhiều người Hoa sinh sống nên không quá lạ khi một trong những đặc sản Sài Gòn lại xuất phát từ món ăn của người Hoa. Đặc trưng là món sủi cảo, một đặc sản làm người say mê bởi sự mềm dẻo cùng hương vị đa dạng và đặc biệt thơm ngon.
Sủi cảo được chế biến tương tự hoành thánh nhưng to hơn, có nhân đa dạng hương vị hơn và nhiều thịt hơn. Sủi cảo thường thấy nhất là bánh có lớp vỏ màu vàng, nhân thịt và cả một con tôm. Ngoài ăn với nước chấm thì sủi cảo có thể ăn với mì hoặc chiên giòn. Các bạn đến tiệm có thể lựa chọn nhân phù hợp với sở thích của mình.
Tổng hợp địa chỉ bán sủi cảo ngon dành cho thực khách :Sủi cảo Thiên Thiên (197 Hà Tôn Quyền, phường 4, quận 11, TP. HCM)
Sủi cảo Ngọc Ý (187 Hà Tôn Quyền, phường 4, quận 11, TP. HCM)
Tiệm Sủi Cảo 193 (193 Hà Tôn Quyền, phường 4, quận 11, TTP. HCM)
Mì Sủi Cảo Tân Tòng Lợi (311 Võ Văn Tần, phường 5, quận 3, TP. HCM)
Sủi Cảo Gia Ý (548/29 Điện Biên Phủ, phường 21, Bình Thạnh, TP. HCM)
Đặc sản sủi cảo có nguồn gốc từ người Hoa mà chúng ta đều có thể thấy từ những quán ăn nhỏ đến nhà hàng sang trọng @Cooky
4. Bánh mì kẹp thịt chính là một trong những món ăn đặc sản Sài Gòn
Bánh mì là món ăn rất thân thuộc và gần gũi hâu như với tất cả người dân Việt Nam. Đặc biệt là ở Sài Gòn, khi đi trên các con đường bạn đều dễ dàng nhìn thấy những tiệm bánh mì hay xe bánh mì nhiều vô số. Vì quá quen thuộc nên chắc ít ai nghĩ rằng bánh mì kẹp thịt chính là một trong những món ăn đặc sản Sài Gòn.
Bánh mì kẹp thịt được xem là một trong những đỉnh cao của món ăn đường phố và đã được lọt vào top 10 món sandwich ngon nhất thế giới. Đặc biệt, bộ trang phục truyền thống “Bánh mì” trên đấu trường nhan sắc quốc tế cũng phần nào khẳng định đây là một món ăn đặc sản của người Việt Nam nói chung và của Sài Gòn nói riêng.
Hương vi tuyệt vời của bánh mì kẹp thịt là sự kết hợp giữa những miếng thịt nguội, nem, chả, pate, đồ chua, hành, ngò…và nước sốt có vị vô cùng đặc biệt, tất cả được bao bọc bởi ổ bánh mì thơm phức và giòn rụm. Không những thế, hiện nay bánh mì còn kết hợp với heo quay, xíu mại, chả cá,…mỗi một loại nhân có một vị đặc trưng nhưng ngon,bổ, rẻ.
Món ăn dân dã và quen thuộc với tất cả mọi người lại chính là một trong những món ăn đặc sản của Sài Gòn @NEM
5. Phá lấu có nguồn gốc từ người Tiều và trở thành món ăn Sài Gòn được ưa chuộng
Vi vu những con đường ẩm thực, vỉa hè hay con hẻm sẽ không khó để bạn tìm ra một quán phá lấu thơm ngon chất lừ. Sở dĩ phá lấu trở thành đặc sản Sài Gòn bới quá trình chế biến, sáng tạo và biến tấu những phần nội tạng của động vật thành một món ăn thơm ngon cực bắt vị.
Để làm được phá lấu thơm ngon không có mùi, người đầu bếp phải sơ chế rất kỹ, ướp gia vị khéo léo che đi mùi của nội tạng. Không những thế, hương vị của nồi nước dùng cũng quan trọng không kém để tạo nên một tô phá lấu vừa thơm, vừa béo vừa ngon ngọt vừa ăn. Hai thể loại phá lấu nổi bật nhất Sài Gòn là phá lấu mì gói và phá lấu bánh mì.
Phá lấu có nguồn gốc từ người Tiều trở thành đặc sản khắp nẻo tại Sài Gòn được giới trẻ và du khách cực kỳ ưa chuộng @internet
6. Bánh tráng trộn món ăn vật quốc dân ở Sài Gòn
Thật bất ngờ khi món ăn vặt quốc dân bánh tráng trộn lại là một trong những món đặc sản Sài Gòn đúng không nè? Không ai nhớ chính xác món bánh tráng trộn được xuất hiện khi nào, nhưng đến Sài Gòn mà bạn chưa từng ngồi vỉa hè ăn bánh tráng trộn uống trà sữa là chưa được tính đã đến Sài Gòn rồi đó.
Mặc dù chỉ là sự kết hợp các nguyên liệu đơn giản như bánh tráng cùng xoài non, rau răm, khô bò, khô gà, trứng cút luộc, tép khô, hành phi, đậu phộng…và một ít nước sốt nhưng lại tạo ra một món ăn có hương vị độc đáo bất ngờ. Và hương vị ấy có thể chiều lòng tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhất là các bạn học sinh sinh viên.
Món ăn vặt đường phố nổi tiếng đơn giản nhưng vô cùng đặc sắc @internet
Sài Gòn không chỉ là một khu đô thị đặc biệt mang vẻ hiện đại mà đâu đó vẫn đầy những góc phố, con đường thân quen và bình dị với mọi người. Ẩm thực Sài Gòn cũng vậy, có lẽ những món ăn thân thuộc, gắn liền với nếp sống của con người nơi đây mới chính là món ăn đặc sản của Sài Gòn.